Skip to content

Tìm hiểu cấu tạo của ampli

Một chiếc ampli thông thường có cấu tạo tương đối giống nhau, cùng tìm hiểu thật kỹ để có thể dễ dàng hơn trong việc sử dụng chúng.

Tìm hiểu cấu tạo của ampli

Ampli thông thường - Ảnh: amthanhgiadinh.com

Tiền khuyếch đại (preamp) -> chỉnh Âm sắc (EQ, hay tone stack) -> FX Loop (cổng nối cục tiếng hay bộ effect bên ngoài) -> Khuyếch đại công suất (amp) -> Loa.

Mạch preamp (và nút GAIN…) :

  • Dùng để khuếch đại tín hiệu từ đầu vào đến một ngưỡng nào đó vừa đủ để cho mạch khuếch đại công suất làm việc.
  • Và nó cũng sẽ tạo ra tiếng guitar đặc trưng. Mỗi một hãng amply khác nhau có cách thiết kế mạch preamp khác nhau, cho ra tiếng của mỗi loại amply khác nhau. Về sau này, các amply đều thêm nút Gain này cũng là nút phá âm gốc của guitar để vỡ ra thành tiếng overdrive (vặn chừng nửa),hay distortion (vặn hết) -

 EQ : để chỉnh âm sắc : Hi (treble),Mid (tiếng trung),Mid Freq (chỉnh tần số tiếng trung) và Lo (tiếng bass).

FX loop : cổng nối các cục effect (như chorus, flanger, delay, reverb, pitch shifter…) Tín hiệu guitar, sau khi đi qua Preamp, sẽ vô EQ, vô Effect (qua cổng FX loop) và ra amp, đến loa FX loop thường bao gồm 2 jack cắm : Send và Return. Send dùng để gửi tín hiệu đến pedal, cắm vô IN. Sau đó từ OUT của cục đi vô Return của amp

Power ampli và loa: đóng 1 vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh đặc trưng cho một amply.

  • Phần power amply:
  • Có 2 loại : dùng bóng đèn hoặc sò công suất
  • Dùng bóng đèn : Các ampli có nguồn gốc từ Mỹ thì thường dùng bóng 6V6 (cho amply công suất thấp) và 6L6 cho các ampli công suất cao ; còn các amply Anh thường dùng bóng EL84 và bóng EL34.

Nếu amp mà dùng bóng đèn thì tuyệt vời rồi (xem bài sự khác nhau giữa âm thanh của bóng đèn và sò công suất),nhưng nó cũng có những cái bất tiện của nó, mà bất tiện nhất có thể kể đến 2 thứ : GIÁ TIỀN (RẤT MẮC) và rất KHÓ bảo quản (tuổi đời không cao, dễ hư khi di chuyển, cách tắt mở không đúng cũng dễ hư…),khó kiếm kinh kiện thay thế (vì mức phổ biến không cao) + Do đó, bây giờ, hầu hết các amp dùng sò công suất. Với công nghệ máy tính hiện đại bây giờ, chuyện chế tạo ra các bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số DSP có Preamp đặc trưng của các lọai bóng đèn không còn là vấn đề không tuởng nữa mà đã trở thành hiện thực.

Sò công suất có lợi điểm mà bóng đèn không có : dễ di chuyển, bảo quản, thay thế và sửa chữa, RẺ hơn rất nhiều, có thể có công suất rất lớn. Nên khi kết hợp với bộ DSP để tạo ra các bộ Pre amp của ampli bóng đèn, thì sẽ tuyệt vời.

  • Đơn cử như các ampli VYPER của Peavey, Line 6 hay Fender (bây giờ cũng đi theo chiều hướng này)
  • Nói đến power ampli mà bỏ qua các loại loa thì quả thật là thiếu sót. Màng loa, củ loa, thùng loa đóng góp rất nhiều vào chất âm.

Số lượng loa cũng quan trọng. Từ 1, 2, hoặc 4 loa cho âm lượng và âm thanh khác nhau. Chơi rock nặng thì ít nhất phải từ 4 loa trở lên (mỗi thùng có 4 loa, và cứ số thùng mà nhân lên để ra số loa mon uớc). Còn chơi jazz, blues thì 1đến 2 loa là được rồi.

Kích thuớc loa : thường có loa từ 1 tấc rưỡi (6,5”) đến 3 tấc (12”),loa càng lớn thì tiếng càng dày hơn. Thông thường loa để tập là 8”, còn để biểu diễn phải 10” hoặc 12”

Kích thước và chất liệu làm thùng loa cũng quan trọng ko kém. Thùng loa kín hoặc hở phía sau cũng làm cho âm thanh khác.

Nguồn: congtynhacviet.com

3 bầu chọn /trung bình: 1
Gọi: 0936.509.888